Giới thiệu phương pháp đo độ cứng Vickers
Vết đo độ cứng Vickers
– Phương pháp đo độ cứng Vickers được phát minh vào năm 1922 bởi kỹ sư Smith và Sandland, tại vương quốc Anh. Như là một sự thay thế cho phương pháp đo độ cứng Brinell. Phương pháp đo độ cứng Vickers sử dụng dễ dàng hơn và là một tiêu chuẩn để đo độ cứng kim loại, đặc biệt trên những vật liệu vô cùng cứng.
Nguyên lý đo độ cứng Vickers
– Các tính toán của phương pháp đo độ cứng Vickers không phụ thuộc kích cỡ của đầu
thử. Đầu thử có thể sử dụng cho mọi loại vật liệu. Phép thử sử dụng một mũi thử kim cương hình chóp 4 cạnh có kích thước tiêu chuẩn, góc giữa các mặt phẳng đối diện là 136o(±3o)
– Mũi thử được ấn vào vật liệu dưới tác dụng của các tải trọng 50N, 100N, 200N, 300N, 500N, 1000N.
– Sau khi cắt tải trọng, tiến hành đo đường chéo d của vết lõm, và tra theo bảng sẽ có trị số độ cứng Vickers (hoặc giá trị cho trên màn hình nếu dùng máy hiển thị số).
Vết đo độ cứng Vickers
– Độ cứng Vickers tính bằng F/S. Lấy lực thử F chia cho diện tích bề mặt lõm S. Bề mặt lõm S được tính theo độ dài trung bình hai đường chéo d. Bề mặt lõm được tạo thành khi tác dụng một lực vào mẫu thử với mũi đột kim cương, hình chóp.
Hình dạng vết đo
Tóm lại, phương pháp đo độ cứng Vickers:
– Sử dụng một mũi đo/một thang đo cho tất cả vật liệu
– Hình dạng của mũi đo được chọn để sao chép kết quả độ cứng Brinell (tại d/D = 0.375)
– Tải trọng đo: 1 – 120 kg (Macro); < 1 kg (Micro)
– Tải trọng đo thông thường từ 1 – 50 kg (ban đầu sử dụng tải lên đến 120 kg)
– Máy đo tải trọng thấp được phát triển vào khoảng năm 1936 bởi Lips và Sack
– Sử dụng một mũi đo/một thang đo cho tất cả vật liệu
– Hình dạng của mũi đo được chọn để sao chép kết quả độ cứng Brinell (tại d/D = 0.375)
– Tải trọng đo: 1 – 120 kg (Macro); < 1 kg (Micro)
– Tải trọng đo thông thường từ 1 – 50 kg (ban đầu sử dụng tải lên đến 120 kg)
– Máy đo tải trọng thấp được phát triển vào khoảng năm 1936 bởi Lips và Sack
Trình tự đo độ cứng bằng phương pháp Vickers
Quy trình đo độ cứng Vickers |
Ứng dụng đo độ cứng bằng phương pháp Vickers
– Đo độ cứng các chi tiết nhỏ, chính xác
– Đo vật liệu tấm mỏng
– Đo bề mặt vật liệu mạ phủ
Ưu và Nhược điểm của phương pháp đo độ cứng Vickers
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
– Có thể so sánh với nhiều tải trọng
– Một phương pháp cho tất cả vật liệu
– Có thể kiểm tra diện tích nhỏ và pha riêng lẻ
|
Yêu cầu phải chuẩn bị mẫu kỹ
|
Các dòng máy đo độ cứng Vickers của hãng Wilson Hardness
Tham khảo thêm các phương pháp đo độ cứng khác: