Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo Rockwel

Summet- page 104 GR&R (Đánh giá độ tin cậy của hệ thống đo lường,  Một công cụ thống kê đo lường mức dao động hay sai sót trong hệ thống đo lường gây ra bởi thiết bị đo lường hay người thực hiện công tác đo lường)

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nhất quán, độ chính xác kết quả đo trong phương pháp Rockwell.

Một trong những yếu cố cơ bản ảnh hưởng đến sự chính xác và độ tin cậy trong phương pháp Rockwell là máy đo. Sai số biến đổi của kết quả đo là tổng sự biến thiên sai số của thiết bị, người vận hành và điều kiện môi trường. Phương pháp GR&R (Đánh giá độ tin cậy của hệ thống đo lường thông qua việc thống kê đo lường mức dao động hay sai sót trong hệ thống đo lường gây ra bởi thiết bị đo lường hay người thực hiện công tác đo lường) sẽ cho ta biết được độ tin cậy của máy từ đó có thể biết được sai số hệ thống. Độ biến thiên càng lớn thì dẫn đến độ sai số GR&R càng lớn. Dùng phương pháp GR&R với cùng một quy trình trên các thiết bị khác nhau giúp ta có thể so sánh trực tiếp sai số hệ thống của từng máy (Giá trị sai số trong phương pháp GR&R càng thấp, điều đó có nghĩa là thiết bị có độ tin cậy càng tốt). Việc tích hợp hệ thống tải vòng lặp, cũng như các thiết kế có tính công nghệ, giúp cải thiện độ chính xác và các nhược điểm của thiết bị.

Hình 1: Giá trị GR&R của các cách đo khác nhau.

 

Phương pháp đo độ cứng Rocwell được xem là một trong những phương pháp đơn giản. Thực vậy, về thực tế phương pháp này được thực hiện rất nhanh và chính xác. Tuy nhiên, ta cũng phải đảm bảo rằng điều kiện thiết bị, mẫu và đồ gá cũng phải được đảm bảo phù hợp để kết quả được chính xác. Tuy nhiên, thực tế cũng có một số yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng đến kết quả phương pháp đo. Nhưng hầu hết có thể tránh được nếu tiến hành đúng các thao tác, kiểm tra và bảo trì máy theo định kì.

Ngoài những sai hỏng kể trên thì một trong những sai hỏng hay xảy ra là hư hỏng mũi đo. Mũi đo kim cương tuy rất cứng nhưng giòn, vì thế nó rất dễ gãy nếu gặp va chạm mạnh. Những sai hỏng trên sẽ làm cản trở quá trình mũi đo tác động vào vật liệu, sẽ khiến kết quả độ cứng đọc được cao hơn so với kết quả thực. Sự biến dạng của mũi đo cũng có thể làm cho kết quả đọc được cao hơn.

Một trong những lỗi khác gây ra sự sai lệch là ảnh hưởng từ hệ thống đặt tải. Nó cũng có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng đều có điểm chung là làm cho kết quả đo được thấp hơn so với thực tế. Nếu mặt đế gá mẫu bị hư hỏng, hoặc bị lõm sẽ làm cho mẫu bị biến dạng khi đặt tải. Bề mặt tiếp xúc giữa mẫu và đồ gá bị dơ hay trơn trượt cũng là nguyên nhân làm thay đổi kết quả đo.

Mẫu cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả đo. Phương pháp Rockwell không nhạy cảm với bề mặt mẫu như phương pháp dùng kính quan sát vết đo (Rockwell và Vicker). Tuy nhiên bề mặt tốt cũng giúp tăng độ chính xác kết quả đo. Mặt dưới của mẫu phải đảm bảo tiếp xúc với mặt phẳng gá và không bị cản trở bới các mãnh vỡ, vụn. Mẫu cần được làm sạch trước khi tiến hành đo, phải luôn đảm bảo được độ cứng vững, ổn định trong suốt quá trình đo, bất kì một dịch chuyển nhỏ nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Khi mũi đo Rocwell tiến xuống 2µ tương đương với một đơn vị độ cứng Rockwell. Sự rung động từ môi trường cũng có thể gây ra những vấn đề tương tự, ảnh hưởng đến kết quả đo.

Những sai hỏng đó thể tránh khỏi nếu đảm bảo người vận hành được đào tạo đúng kĩ thuật, môi trường thực hành phù hợp với yêu cầu, và tình trạng mẫu, máy móc sạch sẽ và được bảo trì thường xuyên.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *