Chuẩn Bị Mẫu Đo Độ Cứng

CHUẨN BỊ MẪU CHO ĐO ĐỘ CỨNG

Như chúng ta đã biết, độ chính xác và tin cậy của một chu trình đo độ cứng trên một máy đo độ cứng bất kỳ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những yếu tố quan trọng có thể kể đến là:

–         Lựa chọn đúng thang đo độ cứng.

–         Chất lượng của quá trình chuẩn bị mẫu.

–         Độ chính xác của hệ thống đặt tải.

–         Gá đặt chi tiết.

–         Độ chính xác của hệ thống quang học, thu nhận hình ảnh, đánh giá kết quả đo…

–         Trình độ và kỹ năng của người vận hành.

–         Môi trường làm việc.

Tuy nhiên, trong số các yếu tố kể trên, chuẩn bị mẫu là yếu tố quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả đo nhưng thường không được người sử dụng quan tâm đến.

Chất lượng của việc chuẩn mẫu về cơ bản tập trung vào hai yếu tố: độ phẳng và chất lượng bề mặt đo của chi tiết, còn gọi là độ nhám bề mặt, ký hiệu là Ra.

Một điều dễ hiểu, trong tất cả các thang đo độ cứng, chất lượng của quá trình chuẩn bị mẫu càng cao thì kết quả đo sẽ càng chính xác và đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mẫu để có chất lượng tốt nhất sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí cho trang thiết bị rất cao và đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức cũng như kỹ năng về chuẩn bị mẫu. Do đó, mức độ của công tác chuẩn bị mẫu sẽ khác nhau cho từng thang đo cũng như sẽ phụ thuộc vào yêu cầu về độ chính xác phép đo mà người sử dụng mong muốn.

Yêu cầu về mức độ của quá trình chuẩn bị mẫu sẽ thay đổi theo tải trọng đo và độ phóng đại sử dụng trong phép đo. Một cách tổng quát, khi lực đo trong phép đo càng giảm thì chất lượng bề mặt càng phải tăng lên. Tuy nhiên, đối với tất cả các thang đo thì quá trình chuẩn bị mẫu phải đạt được các yêu cầu sau:

–         Loại bỏ tất cả biến dạng của các quá trình cắt, mài, đánh bóng, đạt được chất lượng bề mặt nhất định…

–         Mẫu phải có độ phẳng nhất định.

Dưới đây là bảng tóm tắt về yêu cầu của quá trình chuẩn bị mẫu cho từng thang đo:

Phép đo/ Thang đo

Yêu cầu chuẩn bị mẫu

Brinell Mẫu tương đối phẳng, không nhìn thấy biến dạng và nhấp nhô bằng mắt thường
Rockwell Mặt phẳng đo không lệch quá 20 so với phương ngang. Độ nhám bề mặt phụ thuộc vào lực đo. Một bề mặt tương đối nhẵn mịn thường được chấp nhận tại lực đo lớn.
Macro Vickers Độ nhám bề mặt phụ thuộc vào lực đo. Một bề mặt tương đối nhẵn mịn thường được chấp nhận tại lực đo lớn, tuy nhiên đề nghị nên đánh bóng bề mặt đo.
Rockwell Bề mặt Mẫu phải cực kỳ phẳng, một bề mặt đánh bóng tinh được đề nghị (Ra 3 μm)
Độ cứng Micro (Vickers, Knoop) Mẫu phải cực kỳ phẳng, một bề mặt đánh bóng tinh được đề nghị (Ra 1 μm)

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ hardnesstester@vnmicrostructure.com